Sự có mặt của cây cao su tại Việt Nam
Cao su có mặt tại Việt Nam từ rất sớm và được trồng nhiều tại khu vực Nam bộ. Sự có mặt của cao su đã giúp ngành nông nghiệp Việt Nam ngày một phát triển và đạt năng suất cao. Cao su là loại cây mang lại lợi ích một cách tối ưu nhất cho người dùng, cây tận vừa cho mủ và khai thác lấy gỗ khi quá tuổi đời cho mủ.
Cây cao su được đưa vào trồng trọt tại Việt Nam bởi thực dân Pháp vào thế kỷ thứ 19. Tuy ở thời điểm hiện tại, cây cao su là một trong những loại cây trồng quan trọng nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên ở thời kỳ Pháp thuộc, các đồn điền cao su luôn là nơi có đi khó về vì sự bóc lột tàn bạo của thực dân.
Thông tin khoa học về cây gỗ cao su
Cây gỗ cao su có nguồn gốc từ rừng Amazon- rừng nhiệt đới ẩm lớn nhất thế giới. Là loại cây thân gỗ có tên khoa học là Hevea brasiliensis thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Cây cao su thường được khai thác lấy gỗ sau khi cây không còn khả năng cho mủ. Vì vậy, cây mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân từ việc khai thác lấy mủ đến sử dụng gỗ.
Đây là một loại cây khá đặc biêt, không giống các loại cây khác, cao su hút O2 và thải ra CO2, vì thế mà không có một loại sinh vật nào có thể sinh sống lâu dài trong các khu vực trồng cao su. Ở Việt Nam, cây cao su có thể phát triển độ cao lên đến hơn 30m. Khi cây cao su được trồng hơn 5 năm thì có thể tiến hành thu hoạch mủ. Một cây cao su bình thường có chu kỳ lấy mủ lên đến 25 năm.
Đặc tính sinh trưởng và đặc điểm hình thái của cây cao su
Là cây thân gỗ có tuổi đời lâu năm và mang lại giá trị kinh tế cao, cao su dùng trong sản xuất đại trà thường là những cây được ghép từ các giống vô tính đã được chọn lọc kỹ càng. Đa số, cao su sống ở vùng nhiệt đới ẩm, chịu được thời tiết nóng ẩm và lượng mưa quanh năm lớn.
Rễ cây gỗ cao su được chia thành rễ cọc và rễ bàng. Rễ cọc của cây cao su có chiều dài lớn và cắm rất sâu vào lòng đất, giúp cây không ngã đổ. Rễ bàng thường không cắm sâu như rễ cọc, phần lớn chúng tập trung trên mặt đất và phát triển rất rộng.
Thân cao su là bộ phận quan trọng và mang lại lợi ích về mặt kinh tế nhiều nhất. Thân cao su chứa mủ, thông thường mủ cao su được thu hoạch đến một thời điểm nhất định cây sẽ được chuyển sang để lấy gỗ cao su.
Lá cây cao su là lá kép với 3 lá chét mọc cách. Hoa cao su thường trổ khi cây được trồng khoảng 4-5 năm. Quả cao su hình tròn, lúc non quả có màu xanh và chuyển sang màu nâu nhạt khi quả về già và khô.
Phân loại các loại gỗ cao su tại Việt Nam
Có rất nhiều giống gỗ cao su được du nhập và trồng trọt tại Việt Nam, phụ thuộc vào năng suất và các yếu tố liên quan, giống cây gỗ cao su có các loại chính sau: giống cây PB235, PB255, PB260, RRIM 600, RRIV2, RRIV3, RRIV4, VM515.
- Giống cây PB235: Có nguồn gốc xuất xứ từ Malaysia, phối hệ PB 5/51 x PB S/78. Giống cây cho năng suất cao, thay đổi theo điều kiện môi trường và giống cây thường cho năng suất vào cuối năm.
- Giống cây PB255: Cùng có nguồn gốc từ Malaysia nhưng PB255 cho năng suất năm đầu thấp nhưng tăng dần vào các năm sau. PB255 dễ nhiễm bệnh nhưng khả năng chịu gió tốt hơn PB235, vỏ cây gỗ cao su giống PB255 thường dày hơn các giống khác.
- Giống cây PB260: Nguồn gốc Malaysia, sản lượng các năm đầu thấp hơn PB235 nhưng tăng dần các năm về sau (khu vực Đông Nam Bộ). Với khu vực Tây Nguyên sản lượng các năm đầu cao vượt trội hơn các giống khác. PB260 ít nhiễm bệnh và có khả năng chịu gió khá.
- Giống cây RRIM 600: Nguồn gốc Malaysia, giống cây này cho năng suất khá cao và ổn định ở nhiều vùng. Tuy nhiên, RRIM 600 cũng dễ bị nhiễm bệnh (bệnh nấm hồng).
- Giống cây RRIV2: Có xuất xứ từ Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam, 1982. Sản lượng RRIV2 mang lại những năm đầu thấp, càng cao về sau và vượt trội hơn PB235. Cây ít nhiễm bệnh, nhưng chịu rét kém.
- Giống cây RRIV3: Nguồn gốc từ Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam, 1982. Năng suất tăng dần qua các năm, cây dễ nhiễm bệnh các bệnh nấm.
- Giống cây RRIV4: Cùng chung nguồn gốc với RRIV2, giống cây mang lại năng suất cao và tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, cây dễ nhiễm bệnh và khả năng chịu gió rất kém.
- Giống cây VM515: là giống cây xuất xứ từ Malaysia có năng suất cao và tương đương với giống PB235. VM515 ít nhiễm các bệnh như nấm hồng, phấn trắng giống các loại khác, tuy nhiên VM515 dễ nhiễm các bệnh lá.
Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?
Hầu hết các giống cây cao su trồng ở Việt Nam đều cho năng suất gỗ cao và ổn định. Tuy vậy, rất ít người biết được các loại gỗ cao su được nêu trên thuộc nhóm mấy trong các loại gỗ có mặt trên thị trường Việt Nam.
Gỗ được chia thành 8 nhóm chính, dựa vào các tiêu chuẩn đo lường của quốc tế. Trong đó, gỗ cao su thuộc nhóm gỗ số VII: nhóm gỗ có tỷ trọng nhẹ, sức chịu lực không cao, khả năng chịu mối mọt hơi ẩm chỉ ở mức độ tầm trung.
Đặc điểm của gỗ cao su
Một trong những thông số cần thiết để nhận biết gỗ cao su đó chính là mật độ của gỗ. Mật độ gỗ cao su ở khoảng 560-640 (kg/m3 ở 16% MC). Màu sắc của gỗ cao su cũng rất đa dạng và đẹp mắt từ màu sáng đến xám đến nâu. Và khối lượng gỗ cao su trung bình 560-640 kg/m3 (ở 16% MC) với độ cứng 4350N.
- Độ bền và chịu lực: Gỗ cao su có khả năng chịu lực và cực kỳ dẻo dai, nên thường được sử dụng trong các sản phẩm nội thất cần độ bền cao như: ván sàn, giường, tủ, bàn ghế,…
- Màu sắc và hoa văn đa dạng: Gỗ cao su có màu sắc và hoa văn khá đa dạng, từ màu nâu đậm đến màu vàng nhạt, với các vân gỗ đều, đẹp.
- Dễ xử lý: Nhờ sợ dẻo dai mà gỗ cao su có thể dễ dàng cắt, khoan, đục. dát mỏng để tạo ra các chi tiết và hình dạng khác nhau.
- Chống mối mọt và độ ẩm: Gỗ cao su có khả năng chống lại mối mọt và thấm nước tốt, giúp nó có thể sử dụng trong môi trường ẩm ướt hoặc nơi có nguy cơ bị tấn công bởi các loại côn trùng.
- Giá thành hợp lý: Gỗ cao su được coi là một trong những loại gỗ có giá thành khá hợp lý, đặc biệt là khá rẻ so với các loại gỗ quý hiếm khác.
- Thân thiện với môi trường: Gỗ cao su là một nguồn tài nguyên tái tạo và có thể tái chế. Chính vì vậy mà nó được coi là một trong các loại gỗ rất thân thiện với môi trường.
Gỗ cao su có tốt không?
Hầu hết với mọi người tiêu dùng, chất lượng của một sản phẩm thường phải đi đôi với giá thành.Chất lượng tốt, giá cả phù hợp là ưu tiên hàng đầu của người mua. Chính vì vậy, “gỗ cao su có thật sự tốt không?” là vấn đề hàng đầu được quan tâm.
Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi bật của gỗ cao su sau đây sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi “Gỗ cao su có tốt không?”. Gỗ cao su là loại gỗ thiên nhiên vì vậy có cấu tạo chống hút nước và hút ẩm khá tốt, dẻo dai và bền bỉ với thời gian nhờ tính đàn hồi. Ngoài ra, đây là một loại cây có thớ gỗ khá dày, đường gân mềm gợn sóng khá bắt mặt. Màu sắc của gỗ sau khi được xử lý có màu vàng nhạt, sáng và sang trọng. Không chỉ thế, việc khai thác gỗ cao su không gây độc hại cho môi trường, ngược lại nó còn rất thân thiện với môi trường.
Nhược điểm
Tuy nhiên, gỗ cao su cũng mang lại một vài nhược điểm mà bạn cần lưu ý: Vì gỗ có tỷ trọng nhẹ nên sẽ kém bền hơn so với các nhóm gỗ quý khác. Đa số người nông dân trông cao su để lấy mủ. Chính vì thế, mà khổ rộng của gỗ cao su khi chặt bỏ là khá nhỏ. Khi sản xuất các sản phẩm nội thất, người ta phải ghép từ nhiều thân gỗ để tạo một chi tiết đủ lớn.
Ứng dụng của gỗ cao su trong sản xuất nội thất
Ngoài việc sử dụng các nội thất bằng nhựa, kim loại thì việc sử dụng nội thất bằng gỗ đã và đang được ưa chuộng hơn. Nội thất gỗ mang lại cảm giác tinh tế, sang trọng, vv… cho không gian sống.
Bàn làm việc gỗ cao su
Với nhiều mẫu mã và kiểu dáng đa dạng, chất lượng sản phẩm phù hợp với giá tiền, bàn làm việc bằng gỗ cao su ngày một trở nên thông dụng và ưa chuộng hơn hết. Bàn dễ di chuyển, và là công cụ được nhiều người yêu thích vì khả năng decor vô cùng tuyệt vời.
Bàn làm việc gỗ cao su
Ghế gỗ cao su
Ghế gỗ không chỉ đem lại sự tiện dụng cho không gian của bạn, mà nó còn mang lại sự đẹp đẽ và hài hòa. Ghế gỗ cao su thường được dùng trong các bàn ăn gia đình, dùng cho học tập và làm việc đều rất thích hợp. Bàn ăn bằng gỗ mang lại cảm giác sang trọng và ấm cúng cho không gian nhà bếp của người dùng.
Ván gỗ cao su
Là vật liệu quan trọng góp phần tạo nên các sản phẩm nội thất hiện đại phục vụ cho người tiêu dùng. Ván gỗ cao su dùng để sản xuất bàn, ghế, tủ , kệ trang điểm, giường ngủ, mặt bàn, vv….. Thông qua quy trình xử lý nghiêm ngặt và kỹ càng, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và độ bền của ván gỗ cao su.
Tủ giày gỗ cao su
Trang trí nội thất bằng tủ giày đã không còn quá xa lạ. Bên cạnh tính thẩm mỹ tủ giày mang lại, tủ giày gỗ cao su còn mang lại sự gọn gàng cho ngôi nhà của bạn. Ngày nay, bạn có thể thấy trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tủ đựng giày làm bằng gỗ cao su với nhiều mẫu mã, màu sắc, công dụng vô cùng bắt mắt.
Kệ gỗ cao su
Kệ gỗ là món vật dụng trang trí thông minh và tiện dụng đối với hầu hết mọi người. Kệ gỗ được xem là món hàng decor giúp không gian sống của bạn đẹp lên đáng kể. Kệ gỗ cao su được dùng trang trí bàn học, bàn làm việc, phòng khách hay bất kỳ nơi nào trong không gian sống của bạn.
Giá trị kinh tế của gỗ cao su
Giá trị kinh tế mà gỗ cao su mang lại cho Việt Nam ngày một lớn. Đây là nguồn nguyên liệu khá quan trọng trong ngành sản xuất nội thất gỗ ở nước ta. Không chỉ thế, Gỗ cao su còn đứng nhất về mặt sinh thái “thân thiện” với môi trường, chính vì điều này làm giá trị kinh tế của gỗ càng cao hơn.
Theo thống kế từ năm 2021 của Hiệp Hội cao su Việt Nam, mỗi năm nước ta thu hoạch hơn 4,5 – 5 triệu m3 gỗ cao su tròn. Bình quân, trong mỗi năm Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,7 – 1,8 tỷ USD các sản phẩm được làm từ gỗ cao su ra thị trường quốc tế như EU, Mỹ, Nhật,…(Chiếm 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ).
Với diện tích hơn 900,000ha cao su, Chính phủ Việt Nam đã dự tính kể từ năm 2020, mỗi năm sẽ có khoảng 30.000 – 36.000 ha được trồng lại. Từ đó, có thể đem lại khoảng 7 – 10 triệu m3 nguyên liệu gỗ thô cho thị trường.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu gỗ cao su vào thị trường châu Âu và Mỹ, các doanh nghiệp, cá nhân đang trồng, canh tác, thu mua gỗ cao su cần phải tìm hiểu thật kỹ các quy định của VNTLAS – Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp.
Những câu hỏi thường gặp về gỗ cao su
Mặc dù là loại gỗ được nhiều người biết đến và ngày càng trở nên được yêu thích, nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi xoay quanh gỗ cao su. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về gỗ cao su.
Gỗ cao su có bền không?
Như những loại gỗ khác trên thị trường, độ bền của gỗ là vấn đề được người dùng rất quan tâm đến. Với gỗ cao su, nhờ tính đàn hồi vốn có của cây cao su tự nhiên, vì vậy gỗ cao su có tính dẻo dai và rất bền bỉ theo thời gian. Đây là điểm nổi bật của gỗ cao su được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn.
Gỗ cao su bao nhiêu một m3?
Hiện tại, giá gỗ cao su thường dao động trong khoảng 4,6 – 6,8 triệu đồng/m3. Giá thành của gỗ thường không cố định và thường thay đổi theo thời gian. Giá gỗ cao su phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy cách sản xuất ra gỗ nguyên liệu, quy trình xử lý, tuổi thọ cũng như chất lượng gỗ,…
Gỗ cao su được trồng nhiều nhất ở đâu?
Dựa vào đặc điểm phát triển của cao su như đề cập ở trên, cây gỗ cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Chủ yếu rơi vào các tỉnh thành như: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh và Vũng Tàu.
Thớt gỗ cao su có tốt không?
Được làm bằng gỗ cao su thiên nhiên thớt gỗ cao su có khả năng chống thấm nước và độ ẩm khá tốt. Trải qua kỹ thuật xử lý, gỗ cao su sẽ trở nên chắc chắn, vân gỗ đẹp, có khả năng chống mọt vì vậy khá an toàn cho người dùng để xử lý các nguyên liệu thức ăn.
Gỗ cao su có độc không?
Gỗ cao su là gỗ có nguồn gốc từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Khi được đưa vào sử dụng đã qua kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt, gỗ cao su không độc hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Lời kết
Như vậy, công nghiệp gỗ cao su đã và đang chiếm một tầm quan trọng khá lớn trong ngành công nghiệp gỗ của Việt Nam. Nếu là người yêu thích sự đơn giản, thân thiện với môi trường, nhưng không kém phần sang trọng thì các sản phẩm gỗ cao su là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.