Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ là điều mà cả người đi thuê lẫn chủ cho thuê phòng trọ nhà trọ cần phải nắm rõ.
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, nhu cầu lên thành phố để lao động, học tập ngày càng nhiều. Chính vì vậy mà dịch vụ cho thuê nhà trọ cũng trở nên sôi động hơn. Thế nhưng việc di chuyển nơi sinh sống cũng sẽ nảy sinh không ít vấn đề về giấy tờ pháp lý. Cả người thuê và người cho thuê cần nắm được tầm quan trọng của việc đăng ký tạm trú để hoàn thành đúng quyền và nghĩa vụ của công dân.
Ngay bây giờ, hãy cùng Homedy.com tìm hiểu cách thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ nhanh nhất, chuẩn nhất.
Tạm trú là gì? Đăng ký tạm trú là gì?
Tạm trú là khu vực công dân sinh sống không thuộc nơi đã đăng ký thường trú. Có thể hiểu đây là nơi sinh sống tạm thời, có thời hạn nhất định ngoài nơi thường trú.
Đăng ký tạm trú là việc công dân khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về khu vực tạm trú của mình. Và được cấp sổ tạm trú theo Khoản 1, Điều 30 của Luật cư trú năm 2006.
Theo Điều 30 Luật Cư trú bổ sung năm 2013, những người đang sinh sống, lao động, làm việc và học tập tại một địa điểm thuộc địa phương mà không thuộc trường hợp đăng ký thường trú tại địa phương đó thì phải đến đăng ký tạm trú tại cơ quan công an xã/phường/thị trấn trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đến ở. Trong đó, người thuê nhà trọ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật mà không nhất thiết phải trông chờ vào chủ nhà.
Nếu không làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ thì cả chủ nhà trọ lẫn người thuê nhà sẽ bị xử phạt theo quy định. Theo đó, mức xử phạt được quy định là phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Trường hợp chủ nhà không đồng ý thực hiện đăng ký cho sinh viên, người lao động thì bị phạt tiền từ 1 triệu đến 2 triệu đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Tại sao phải đăng ký tạm trú?
Thứ nhất, đăng ký tạm trú giúp cơ quan Nhà nước có thể dễ dàng quản lý được công dân, đảm bảo an ninh trật tự cho xã hội.
Thứ hai, việc đăng ký tạm trú còn là quyền lợi của công dân để thực hiện các thủ tục giấy tờ khác dễ dàng hơn. Ví dụ như: mua nhà, đầu tư bất động sản, đăng ký kinh doanh, đăng ký nhập học cho con, vay vốn ngân hàng,...
Thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ mới nhất 2023
Chủ trọ có trách nhiệm đến công an địa phương để làm thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ. Tuy nhiên, có nhiều chủ trọ không chủ động thực hiện việc này. Nếu bạn cảm thấy cần thiết bảo vệ cho quyền lợi lợi ích công dân của mình hãy nói chuyện với chủ trọ về việc này. Trong trường hợp chủ trọ từ chối thì bạn có thể đến các cơ quan công an địa phương để khai báo và đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ
Hồ sơ đăng ký tạm trú:
- CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an địa phương nơi đăng ký thường trú.
- Bản khai nhân khẩu
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp:
- Chuẩn bị giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp. Nếu chủ hộ có sổ tạm trú/ sổ hộ khẩu đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở.
- Trường hợp chủ nhà thuê, mượn hoặc ở nhờ hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ trong phiếu báo thay đổi hộ khẩu.
- Giấy tờ chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp:
- Văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân. Trong trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã.
- Xác nhận của UBND cấp xã về điều kiện diện tích bình quân theo quy định của HĐND thành phố trực thuộc trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản (Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc trung ương)
- Nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định cần chuẩn bị bản cam kết chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng.
Bước 2: Nộp hồ sơ, giấy tờ đăng ký tạm trú tại Công an khu vực tạm trú
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ, công dân đến Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú để nộp. Cán bộ sẽ tiếp nhận và đối chiếu với các quy định của pháp luật về luật cư trú.
Hồ sơ không đủ điều kiện sẽ không được tiếp nhận được trả lời bằng văn bản cho công dân lý do không tiếp nhận. Nếu hồ sơ được tiếp nhận thì trong khoảng thời gian 03 ngày sổ tạm trú sẽ được cấp.
Không thực hiện đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Đây là quy định bắt buộc cho cả chủ trọ lẫn người thuê trọ. Theo khoản 1, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP chủ trọ sẽ bị phát tiền từ 100.000-300.000VNĐ nếu không thực hiện đăng ký tạm trú. Theo khoản 2, Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP chủ cho thuê các phòng trọ công nhân, sinh viên giá rẻ không thực hiện tạm trú cho người cho thuê sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.
Như vậy, cả chủ trọ và người cho thuê sẽ đều bị xử phạt nếu không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú cho người thuê nhà. Nếu bạn là người đang thuê trọ hãy chủ động đề nghị với chủ nhà đến cơ quan công an địa phương để đăng ký tạm trú nhằm thực hiện nghĩa vụ cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình trước khi có bất kỳ rủi ro nào xảy ra.
** Chỉ đối với những lao động ngắn hạn, chỉ thuê trọ để ở lại làm việc trong thời gian ngắn rồi di chuyển đến nơi khác để làm việc thì không nhất thiết phải đăng ký tạm trú. Vì những đối tượng này không có ý định lưu trú lâu dài trong khu vực.