Nguyên nhân nhà mới xây bị nứt tường
Chúng ta thường nghĩ rằng, chỉ có các công trình dân dụng cũ được xây dựng và sử dụng lâu năm mới bị nứt tường. Tuy nhiên, rất nhiều căn nhà mới xây cũng gặp tình trạng này khiến chủ nhà không khỏi hoang mang lo lắng.
Lý do gì khiến những công trình mới này lại nhanh bị xuống cấp như vậy? Qua nghiên cứu và kinh nghiệm của một số chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ là do một số nguyên nhân sau đây.
Do nền móng bị sụt lún
Nền móng bị lún sụt là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng nhà mới xây bị nứt tường, nứt trần. Các vết vứt này thường nằm ngang, kích thước lớn, rãnh sâu và khó tìm ra biện pháp khắc phục. Thậm chí, nếu vấn đề nằm ngoài khả năng giải quyết thì chỉ còn cách đập đi xây lại để đảm bảo sự an toàn cho công trình.
Các vết nứt cho sụt lún nền móng thường xẻ ngang theo khung cửa và khu vực nền móng bị lún hoặc xuất hiện vuông góc từ trần nhà xuống tường. Đây là lỗi do đơn vị khảo sát địa chất nền và thi công nhà. Chính vì vậy khi quyết định mua đất nền, lựa chọn đơn vị thi công xây dựng, cần vô cùng cẩn trọng. Những đơn vị thiếu chuyên nghiệp, kỹ năng có thể đưa ra những con số sai lệch, dẫn đến kết cấu của ngôi nhà không đúng yêu cầu kỹ thuật. Gây nên tình trạng nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ lạ thường.
Do quá trình tô trát tường
Trong quá trình xây dựng nhà, người thợ thường phải trộn các vật liệu xây dựng thành một hỗn hợp gọi là “vữa” để trát lên tường đã xây. Tuy nhiên, có thể do sự cố kỹ thuật mà hỗn hợp này có thể quá mụn và độ kết dính kém. Chính vì thế, khi thời tiết thay đổi, nguyên liệu bị co rút. Nhiệt độ nóng lạnh, độ ẩm tác động liên tục đến phần kết cấu sẽ làm cho các đoạn mạch vữa trát bị không đều và nứt vỡ.
Các vết nứt có thể có kích thước to nhỏ, dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, cho dù là vết nứt nhỏ cũng không nên chủ quan. Nếu không kịp thời sửa chữa sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công trình sau này.
Vết nứt do kết cấu
Nhà mới xây bị nứt nhiều chỗ lạ cũng có thể do tính toán sau kết cấu chịu lực của các bộ phận dầm, cột, sàn nhà. Những vết nứt này có thể ở gần mép cửa hoặc bất kỳ đâu trong ngôi nhà. Muốn phòng ngừa trường hợp này, nên chú ý các đà lanh tô trên đầu cửa đi, cửa sổ phải đủ dài, vượt qua đổ cửa tối thiểu 20cm.
Do hàng xóm xây sửa nhà tác động vào
Đất nền rất dễ bị chồi lên hoặc lúc xuống khi có các công trình mới được thực hiện. Sự chồi lún này có thể khiến các công trình lân cận bị ảnh hưởng. Vì vậy, khi làm móng cần đầu tư khảo sát địa chất ở cả các khu vực lân cận, đặc biệt là với nhà phố, nhà ống.
Các phương pháp khắc phục tình trạng nứt tường, nứt trần nhà
Khi đã xác định chính xác nguyên nhân nhà mới xây bị nứt tường, nứt trần,... bạn có thể tiến hành một số biện pháp dưới đây của Homedy.com để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Khắc phục tình trạng tường nứt do quá trình trát tường
Bước 1: Đục vữa trên tường theo chiều các vết nứt
Bước 2: Vệ sinh phần tường đục, tưới ít nước lên và để khô
Bước 3: Dùng hỗn hợp xi măng tô dẻo để trát lại tường hoặc dùng keo chuyên dụng để xử lý khe nứt. Sau đó trát vữa
Bước 4: Sơn lại phần tường nứt đồng bộ với không gian.
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân khiến nhà mới xây bị nứt, bạn có thể sử dụng một số phương pháp dưới đây để khắc phục các vết nứt.
Khắc phục tình trạng nhà mới bị nứt do móng lún sụt
Các vết nứt do nền móng sụt lún thường sâu và to hơn. Vì vậy, việc xử lý sẽ tốn thời gian và tiền bạc hơn. Bạn cũng có thể áp dụng cách trên, tuy nhiên hiệu quả có thể không cao.
Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm đến đơn vị thi công, chuyên sửa chữa các vết nứt công trình. Họ có những nguyên vật liệu chuyên dụng như lưới thép chống nứt để khắc phục với các bước kỹ thuật như sau:
Bước 1: Trát lớp mỏng xi măng nguyên chất lên bề mặt vị trí muốn đặt tấm lưới thép.
Bước 2: Đặt tấm lưới thép lên và tiếp tục chát lớp xi măng nguyên chất thứ 2.
Bước 3: Tiếp tục tô trát đến khi tường phẳng.
Bước 4: Sơn lại cho đồng màu với toàn bộ bức tường.
Nguồn: homdedy