Trong nhiều năm qua, tìm hiểu thị trường và xu hướng tiêu dùng luôn là một trong những phương pháp tiếp cận khách hàng cơ bản của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ Việt Nam. Và các doanh nghiệp phải thật sự có những nghiên cứu chi tiết để đánh trúng tâm lý và phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng ở các thị trường lớn như Mỹ.
Chỉ tay vào bản đồ Hoa Kỳ hiển thị các dấu hiệu lịch sử về giao dịch sản phẩm và các trang dữ liệu của Synergy House Bhd, một nhà xuất khẩu đồ gỗ nổi tiếng của Malaysai, ông Tan Eu Tah, Giám đốc điều hành cho biết: "Về phía đông là các thành phố lớn nơi thanh niên hoặc gia đình chuyển đến để bắt đầu hoặc phát triển sự nghiệp của họ. Khi chuyển đến một nơi ở mới hoặc thuê, họ cần đồ nội thất cơ bản và giá cả phải chăng như giường và tủ quần áo. Xu hướng giảm xuất khẩu đồ nội thất có thể phản ánh các mặt hàng hoặc vật liệu nội thất có giá trị cao trong dài hạn như phụ kiện".
Năm nay, Synergy House đang nhắm mục tiêu đến bốn nền tảng mới khi mở rộng phạm vi đơn vị lưu giữ hàng hóa B2C của mình lên hơn 2.000 sản phẩm vào cuối năm (từ 1.608 vào năm 2023) và bắt đầu bán hàng B2C tại Pháp. Doanh nghiệp cũng sẽ mở rộng trên Amazon Đức, Amazon Canada, Amazon Pháp và Mano-Mano France, đây là các quốc gia có thu nhập cao với đông đảo thanh niên và các gia đình mới chớm nở sẽ là mục tiêu.
Tan Eu Tah cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ tung ra các danh mục sản phẩm mới, bao gồm các mặt hàng cải thiện nhà cửa như bàn trang điểm, giường tầng cho trẻ em, ghế sofa, sàn gỗ và cửa gỗ". Dự đoán và nắm bắt được xu hướng chi tiêu nổi trội tại những thị trường lớn như Mỹ, đã giúp doanh nghiệp của Malaysai đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.
Các doanh nghiệp gỗ Việt Nam cần chú ý đến báo cáo mới đây được thực hiện tại Mỹ. Trong một cuộc khảo sát từ 32.615 người dùng, bao gồm 17.713 chủ nhà ở Hoa Kỳ về việc cải tạo nhà của họ trong năm 2024, các chuyên gia nhận thấy rằng, việc chi tiêu cải tạo đã tăng trong ba năm qua, với mức chi tiêu trung bình tăng 60% trong khoảng thời gian từ năm 2020 (15.000 USD) đến năm 2023 (24.000 USD). Ngoài ra, hơn một nửa số chủ nhà đang cải tạo (51%) đã chi 25.000 USD trở lên cho việc cải tạo vào năm 2023, tăng từ 37% vào năm 2020.
Đáng chú ý, cuộc khảo sát còn cho thấy, thế hệ trẻ đang chi tiêu nhiều nhất cho các dự án cải tạo trong năm thứ hai liên tiếp. Mức chi tiêu trung bình của họ vào năm 2023 là 25.000 USD, so với mức chi tiêu trung bình của thế hệ trước đó là 24.000 USD. 10% người chi tiêu nhiều nhất trong các nhóm này có ngân sách dự án đáng kể, với thế hệ sinh năm 90 trở về sau, ở mức 180.000 USD và thế hệ sinh năm 80 ở mức 131.000 USD.
Một điểm đáng lưu ý là việc gia tăng sử dụng thẻ tín dụng. Tài chính từ tiền tiết kiệm tiếp tục là nguồn chi phổ biến nhất cho các dự án cải tạo (83%), tiếp theo là thẻ tín dụng (37%). Điều đó cho thấy, việc sử dụng thẻ tín dụng đã tăng lên 9% so với năm 2023. Chủ sở hữu căn hộ cũng hướng tới các nguồn tài trợ đa dạng cho các dự án ngân sách lớn hơn, từ 50.000 đến 200.000 USD, sử dụng các khoản vay mua nhà và tiền mặt từ việc bán nhà (23% và 21% tương ứng) gần như phổ biến như thẻ tín dụng (32%).
Điều đó cho thấy, bất chấp những cảnh báo về lạm phát và việc giữ chặt hầu bao từ các thị trường lớn như Mỹ, các doanh nghiệp gỗ Việt Nam vẫn có thể khai thác và gia tăng doanh số bán hàng và giá trị xuất khẩu nhờ những yếu tố được tính đến từ cuộc khảo sát.
Tủ bếp xuất khẩu. Nguồn Gỗ Việt, hình minh họa
Những sản phẩm được người Mỹ chi tiêu nhiều nhất là là nhà bếp và phòng tắm. Trong đó, nhà bếp tiếp tục dẫn đầu là không gian được cải tạo phổ biến nhất (29%), theo sau là phòng tắm dành cho khách và phòng tắm chính (lần lượt là 27% và 25%). Các dự án phòng khách cũng rất phổ biến, với 1 trong 5 chủ nhà (21%) cải tạo chúng. Chi tiêu trung bình cho các dự án nhà bếp và phòng tắm chính đã tăng vọt vào năm 2023 và đang có xu hướng tăng mạnh hơn trong năm nay, được dự báo là 11% đạt 24.000 USD.
Và vì nhà bếp và phòng tắm là những không gian được cải tạo nhiều nhất nên không có gì ngạc nhiên khi vòi và vòi sen chỉ xếp sau hệ thống chiếu sáng (49%). Đáng chú ý, các thiết bị nhà bếp lớn giảm 4 điểm phần trăm, chỉ có 32% chủ nhà đang sửa sang mua chúng.
Vì thế, xu hướng tiêu dùng được các chuyên gia là chìa khóa để phát triển ngành gỗ nếu doanh nghiệp chủ động nắm bắt. Theo ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam, để trụ vững và tìm cơ hội phát triển, không cách nào khác, doanh nghiệp phải tái cấu trúc phù hợp với xu hướng, thị hiếu của người tiêu dùng thế giới.
"Tình hình kinh tế khó khăn đã tác động tới thị trường bất động sản, khiến nhu cầu đối với đồ gỗ trên thế giới giảm rất mạnh. Tuy nhu cầu mua sắm mới giảm sút nhưng nhu cầu thay thế cho các sản phẩm cụ thể thì vẫn có. Do đó, nếu các doanh nghiệp quan tâm đến những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường trong giai đoạn này thì vẫn có thể duy trì và phát triển", ông Mạnh nhận định.
Những người thận trọng chỉ ra xu hướng không chắc chắn trong xuất khẩu đồ gỗ nội thất của Việt Nam do tình trạng tồn kho cao ở Mỹ và suy thoái kinh tế ở Mỹ và EU. Nhưng trên thực tế, dữ liệu từ Văn phòng Thống kê quốc gia cho thấy nền kinh tế Mỹ đang bước vào giai đoạn phục hồi và điều này tạo ra hi vọng và củng cố cho doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu.
nguồn : goviet.org.vn